Blog

MIỀN TÂY VÀ NHỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỘC ĐÁO

Ngày đăng: 15-03-2025

MIỀN TÂY VÀ NHỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỘC ĐÁO

Miền Tây mãnh đất hữu tình, ẩm thực luôn phong phú đa dạng màu sắc, người miền Tây nổi tiếng với tính cách hiền hòa, chất phác và hiếu khách, cùng lối sống giản dị. Những người nơi đây thường chú trọng việc lưu giữ những truyền thống văn hóa lâu đời, đặc biệt là những làng nghề truyền thống từ những lớp cha ông đi trước mở đường, khai hoang lập nghiệp đã để lại. Mỗi làng nghề được truyền lại đều mang một nét đặc trưng riêng, phản ánh sự khéo léo, gìn giữ và sáng tạo của người dân miền sông nước.

Sự nối bước những nghề truyền thống không còn quá xa lạ khi nhắc tới miền Tây, đa số mỗi người khi lớn lên đều được dạy phải tôn trọng văn hóa, duy trì truyền thống của người trước đã tạo ra, cần phải trân quý, phát triển hơn nữa để có lưu giữ đời đời.

Làng nghề làm bánh Pía ở Sóc Trăng

Khi nhắc tới Sóc Trăng thì ta sẽ nhớ ngay đến bánh Pía, đặc sản ẩm thực nơi đây. Loại bánh có lớp vỏ mỏng, nhiều lớp, nhân thơm béo với các hương vị đặc trưng như sầu riêng, đậu xanh, khoai môn và trứng muối. Bởi vì hương vị ngon tuyệt vời này thì làng nghề làm bánh Pía đã có lịch sử hơn 70 năm, do người Hoa mang đến Việt Nam.

Hiện nay, cơ sở sản xuất bánh Pía chủ yếu tập trung ở thành phố Sóc Trăng. Nghề làm bánh Pía vẫn giữ được nét đặc trưng của thủ công cùng với sự kết hợp của công nghệ hiện đại để đảm bảo chất lượng. Bánh Pía ngày nay không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu qua nhiều nước đủ để thấy được sự yêu thích và lựa chọn của mọi người dành cho bánh Pía. Nếu có cơ hội đến Sóc Trăng thì hãy ghé ngay cơ sở bánh Pía để thưởng thức và mua về làm quà tặng nhé.

Làng nghề làm kẹo dừa Bến Tre

Bến Tre được mệnh danh là “xứ dừa”, cũng là quê hương của một món kẹo dừa đặc sản trứ danh nơi đây. Làng nghề làm kẹo dừa có từ những năm 1970 tập trung chủ yếu ở huyện Mỏ Cày, hiện nay đã phát triển với quy mô sản xuất khá lớn. Dành cho những bạn đam mê hương vị ngọt ngào thì không bỏ lỡ kẹo dừa Bến Tre, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Kẹo được làm từ các nguyên liệu như nước cốt dừa kết hợp với đường, mạch nha và đậu phộng. Hỗn hợp này được khuấy đều trên bếp lửa lớn tạo nên một món kẹo ngọt thơm, béo ngậy.

Ngoài ra, khi ghé thăm các xưởng bánh kẹo có thể tận mắt chứng kiến quy trình làm bánh và tự tay làm thử những viên kẹo của riêng mình. Làng nghề làm kẹo dừa không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn là nét đẹp văn hóa đặc trưng của Bến Tre.

Làng nghề làm bột Sa Đéc

Đến với Sa Đéc, không chỉ là vựa hoa của Miền Tây mà còn nổi tiếng với làng làm bột truyền thống hơn 100 năm với chất lượng bột gạo trắng mịn, dẻo dai và hương vị đặc trưng riêng biệt ở nơi đây. Từ thời xa xưa, với sẵn nguồn nguyên liệu lúa gạo dồi dào, trong lúc rãnh rỗi nông dân Sa Đéc đã tạo ra cách làm bột, làm thành các loại bánh, sợi từ đó cung cấp để làm bánh canh, hủ tiếu, bánh xèo, bún tươi,…

Nghề này hiện nay đã có sự hỗ trợ từ máy móc nhưng vẫn giữ được bí quyết gia truyền, hương vị không phai. Điểm đặc biệt ở bột Sa Đéc là có độ mịn cao, không chất bảo quản, giúp bánh thơm ngon hơn so với bột công nghiệp vì thế làng bột là nơi sản xuất bột phục vụ trong nước, làng bột còn xuất khẩu bột gạo, bột năng đi nhiều quốc gia trên thế giới.

Làng nghề chằm nón lá Cần Thơ

Ở mỗi tỉnh thành sẽ có những nét văn hóa, phong tục tập quán khác nhau kể cả làng nghề truyền thống cũng vậy. Ở Cần Thơ cũng có rất nhiều làng nghề truyền thống vẫn duy trì hoạt động đón khách đến tham quan trong đó có làng nghề chằm nón lá. Không ai nhớ rõ xuất hiện từ năm nào và tổ nghề là ai. Tuy nhiên, theo những người làm nghề lớn tuổi ở đây cho biết, nghề này có khoảng trên vài chục năm. Nguyên liệu chính để làm nón là lá buông, lá dừa nước, khai thác từ rùng ngập mặn miền Tây.

Nón lá Cần Thơ có đặc điểm đơn giản nhẹ nhàng, phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực và có thể từ dùng 3-5 năm. Nhưng hiện nay, nghề chằm nón lá ở Cần Thơ đang dần mai một do sự phát triển của nón công nghiệp, tuy vậy ở một số cơ sở vẫn duy trì và phát triển theo cách mới như làm nón lá thời trang, nón vẽ tranh, có hoa văn thêu tay kết hợp với trãi nghiệm giúp du khách tham gia chằm nón thực tế.

Làng nghề làm đường thốt nốt An Giang

Nghề nấu đường thốt nốt là một trong những nghề truyền thống của vùng An Giang, nơi có nhiều cây thốt nốt mọc tự nhiên. Nghề nấu đường thốt nốt ở An Giang vô cùng cầu kỳ và công phu. Chính vì thế mà món đặc sản này mới trở nên nổi tiếng không chỉ trong nước mà vang dội ra tận nước ngoài. Đường thốt nốt vừa là nguyên liệu chính để nấu ăn vừa mang đậm dấu ấn văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ. Đường thốt nốt được làm từ nhựa (nước) cây thốt nốt, có màu vàng nâu, mùi thơm đặc trưng, vị ngọt thanh và béo nhẹ và là loại đường tự nhiên, không sử dụng hóa chất thường dùng làm bánh, pha nươc uống, nấu chè.

Cách thông thường để làm đường là thu hoạch nước thốt nốt, lọc sạch và đem nấu bằng chảo lớn cần khuấy đều tay đến khi đạt chuẩn đem đi định hình và đóng gói. Vì địa hình và khí hậu đặc thù mà Tịnh Biên và Tri Tôn là hai huyện có nghề nấu đường phát triển nhất tỉnh An Giang.

Làng nghề dệt chiếu truyền thống ở Cà Mau

Cà Mau không chỉ nổi tiếng với hệ sinh thái rừng ngập mặn và những cánh đồng tôm bạt ngàn mà còn có làng nghề dệt chiếu có truyền thống lâu đời. Những tấm chiếu không chỉ bền, hoa văn đẹp mắt mà còn giữ được nét văn hóa truyền thống qua nhiều thế hệ của người dân vùng sông nước. Theo người xưa kể lại, làng nghề dệt chiếu được du nhập từ nước ngoài vào miền Nam Việt Nam. Làng nghề này hình thành khoảng hàng trăm năm trước, khoảng thế kỷ XV, gắn liền với người dân vùng sông nước.

Chiếu được làm từ nguyên liệu chính là cây lác (cói), mọc nhiều ở các vùng đất thấp, nước mặn ban đầu phơi khô, nhuộm màu rồi dùng khung dệt sau đó tạo hoa văn và phơi hoàn thiện. Có 2 loại chiếu Cà Mau là chiếu trơn và chiếu hoa, điểm đặc biệt ở chiếu Cà Mau là khá dẻo dai, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, thích hợp với khí hậu Việt Nam. Khi xưa chỉ phục vụ nhu cầu ở địa phương, sau này phát triển mạnh và được bán khắp cả nước.

Làng gốm Vĩnh Long

Một trong những làng nghề lâu đời nhất miền Tây, nổi tiếng với những sản phẩm gốm tinh xảo và đa dạng. Tham quan làng gốm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật được tạo nên từ đôi tay tài hoa của các nghệ nhân và có thể tự tay tham gia vào quá trình làm gốm.

 

Bài viết liên quan
Messenger 0707 666 889
Call Hotline Call Hotline Messenger Chat Messenger